Thứ Ba, 29 tháng 1, 2019

Trật khớp háng như thế nào?

tháng 1 29, 2019
Trật khớp háng là tình trạng chỏm xương đùi của một hoặc cả hai bên khớp háng bị trật ra khỏi vị trí bình thường của khớp háng. Thông thường nhất, hông trái sẽ bị ảnh hưởng. Khớp háng là dạng khớp chỏm cầu, có kích thước lớn nhất, lại được các cột xương chậu chống đỡ và nằm sâu trong cơ thể nên rất bền vững. Do đó, bạn phải chịu một lực tác động cực mạnh gây chấn thương nặng mớí dẫn đến trật khớp háng.

Phân loại trật khớp háng

Có 5 loại trật khớp háng, gồm:

  • Trật khớp háng kiểu chậu: trật lên trên, ra sau (chiếm khoảng 85%)
  • Trật khớp háng kiểu mu: trật lên trên, ra trước
  • Trật khớp háng kiểu ngồi: trật xuống dưới, ra sau
  • Trật khớp háng kiểu bịt: trật xuống dưới, ra trước



Về cấp độ, có 4 cấp độ trật khớp háng:

  • Cấp 1: trật khớp vững (sau khi nắn không còn trật lại)
  • Cấp 2: trật khớp kèm vỡ một phần chỏm hoặc một phần ổ cối, nhưng sau khi nắn: khớp vững
  • Cấp 3: chấn thương như độ 2 nhưng khớp không vững, bị trật lại
  • Cấp 4: trật khớp kèm gãy cổ xương đùi

Đối với trật cấp độ 3 và 4, bạn bắt buộc phải được điều trị phẫu thuât.

Những dấu hiệu và triệu chứng trật khớp háng là gì?

Những dấu hiệu và triệu chứng trật khớp háng bao gồm:

  • Đi lại khó khăn;
  • Đi khập khiễng;
  • Đau đầu gối;
  • Đau hông, hông trở nên cứng, khó di chuyển;
  • Bên chân bị đau có thể bị xoay ra ngoài và nhìn ngắn hơn chân còn lại;
  • Cơn đau có thể xảy ra ở hông nhưng đôi khi cũng có thể thấy đau ở háng, đùi hoặc đầu gối. Cơn đau sẽ tệ hơn nếu chạy, nhảy hoặc vặn mình;
  • Nếu trật khớp háng xảy ra sau khi ngã hoặc bị thương thì sẽ bị đau đột ngột và dữ dội, tương tự như khi bị gãy chân.
dau khop hang benh gi
Bạn có thể gặp các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có các dấu hiệu và triệu chứng được đề cập ở trên hay có bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn.

Thứ Sáu, 25 tháng 1, 2019

Nhận biết thế nào là bong gân và trật khớp

tháng 1 25, 2019
Khi chúng ta vận động với cường độ mạnh, hoặc những tai nạn nó tác động mạnh lên tay, chân, đầu gối,... khiến ta dẽ bị trật khớp hoặc bong gân.

Nhận biết thế nào là bong gân, trật khớp

Bong gân, trật khớp có thể xảy ra ở tất cả các khớp nhưng thường gặp ở khớp cổ chân, khớp gối, khớp cổ tay, khớp khuỷu và khớp vai. Bong gân, trật khớp thường là hậu quả của những chấn thương đột ngột, gắng sức do cơ chế chấn thương trực tiếp hoặc gián tiếp vào vùng khớp gây nên.

Biểu hiện của bong gân rất thay đổi, tùy thuộc vào mức độ nặng của tổn thương. Các triệu chứng của bong gân thường là đau, sưng nề, bầm tím tụ máu vùng khớp, giảm khả năng vận động khớp và chi thể bị tổn thương. Trong trường hợp nặng, bong gân dẫn đến lỏng khớp và mất chức năng của khớp.

Trật khớp thường có biểu hiện nặng hơn nhiều so với bong gân. Các triệu chứng của trật khớp bao gồm biến dạng khớp, sưng nề và bầm tím phần mềm xung quang khớp, đau rất nhiều, không vận động được khớp bị trật, có cảm giác tê bì, kiến bò vùng chi thể phía dưới khớp bị trật. Trật khớp có thể gây biến chứng tổn thương mạch máu và thần kinh kèm theo.



Tổn thương thường gặp trong bong gân và trật khớp:

Khớp vai: Trật khớp vai tái diễn do tổn thương sụn viền và bao khớp phía trước. Rách gân cơ chóp xoay, tổn thương sụn viền, tổn thương đầu dài gân cơ nhị đầu.

Khớp khuỷu: Trật khớp khuỷu, tổn thương đầu xa gân cơ nhị đầu cánh tay.

Khớp cổ tay: Trật khớp quay trụ dưới, tổn thương phức hợp sụn sợi.

Khớp gối: Đứt dây chằng chéo trước, dây chằng chéo sau, dây chằng bên trong, dây chằng bên ngoài, rách sụn chêm, trật bánh chè tái diễn...

Khớp cổ chân: Tổn thương dây chằng delta, dây chằng sên mác trước...



Những sai lầm khi xử trí bong gân, trật khớp

Nhiều người cho rằng bong gân, trật khớp là những thương tích nhẹ, có thể tự điều trị. Dùng dầu nóng, rượu ngâm xoa vào vùng chi thể bị bong gân, trật khớp có thể để lại những hậu quả khôn lường. Điều trị đắp thuốc lá (những phương thức điều trị dân gian chưa được kiểm chứng) có thể để lại những biến chứng và di chứng nặng nề. Hậu quả của điều trị bong gân, trật khớp không đúng làm cho triệu chứng của bệnh kéo dài, teo cơ, cứng khớp và mất chức năng của khớp.

Những điều nên làm khi bị bong gân

Bong gân nhẹ có thể tự điều trị tại nhà, bong gân nặng cần đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán mức độ nặng, điều trị và theo dõi sau điều trị. Xử trí cấp cứu khi bị bong gân cần thực hiện theo nguyên tắc sau:



Thứ nhất: để chi thể bị tổn thương được nghỉ ngơi. Trong trường hợp bong gân nhẹ, cần hạn chế vận động khớp bị tổn thương. Nếu tổn thương khớp chi dưới, cần hạn chế đi lại hoặc hỗ trợ đi lại bằng nạng. Nếu tổn thương khớp chi trên, cần tránh các động tác gây đau cho khớp. Khi người bệnh đỡ đau có thể nhẹ nhàng tập vận động trở lại. Trong trường hợp bong gân nặng, cần phải để khớp bị thương tổn ở tư thế cơ năng - là tư thế mà khớp được nghỉ ngơi hoàn toàn. Người bệnh thường được bó bột hoặc nẹp bột để hỗ trợ cho khớp ở tư thế cơ năng. Sau 4-6 tuần, có thể cho người bệnh tập vận động trở lại.

Thứ hai: nên chườm lạnh. Sử dụng túi chườm lạnh để thực hiện chườm lạnh cho vùng khớp bị thương tổn. Chườm lạnh cần được thực hiện càng sớm càng tốt ngay sau khi bị chấn thương, trong khoảng 15-30 phút, 4-8 lần mỗi ngày trong vòng 48 giờ đầu hoặc cho đến khi thấy đỡ sưng nề. Nếu sử dụng đá để chườm, cần tránh chườm một vị trí trong thời gian quá lâu gây bỏng lạnh phần mềm.

Thứ ba: cần băng ép vùng khớp bị thương tổn. Sử dụng băng chun để thực hiện băng ép. Băng ép quá chặt sẽ gây khó chịu cho người bệnh nhưng cũng không quá lỏng thì mới hiệu quả.

Thứ tư: cần nâng cao chi thể bị tổn thương bằng cách để vùng ngọn chi (bàn tay, bàn chân) cao hơn vùng gốc chi (khuỷu, gối) hoặc nâng cao vị trí khớp bị thương tổn hơn mức tim khi có thể tạo thuận lợi cho máu trở về tim dễ dàng nhằm hạn chế và phòng ngừa sưng nề cho vùng chi thể bị tổn thương.

Thứ Tư, 23 tháng 1, 2019

Triệu chứng ung thư gan giai đoạn cuối

tháng 1 23, 2019
1. Vàng da

Chứng vàng da là dấu hiệu đặc trưng của triệu chứng ung thư gan giai đoạn cuối. Khi ung thư gan chuyển sang giai đoạn cuối thì các khối u gan lớn dần, chèn ép gan làm cho quá trình tắc nghẽn giữa gan và ống mật gia tăng từ đó hình thành triệu chứng vàng da hoặc vàng mắt.



Vàng da xuất hiện ở khoảng 85% bệnh nhân ung thư gan có khối u đường mật, ung thư gan giai đoạn cuối khiến cho quá trình chuyển hóa các chất, quá trình chuyển hóa mật bị giảm, nồng độ billirubin tăng cao nên bệnh nhân ung thư gan thường bị vàng mắt, vàng da, nước tiểu sẫm màu, ngứa trên da.

2. Mê sảng

Bệnh nhân mắc bệnh ung thư gan giai đoạn cuối thường có những ảnh hưởng nhất định tới hệ thống thần kinh, chính vì thế người bệnh có thể xuất hiện những thay đổi hành vi, mê sảng khi ngủ, giấc ngủ khó tập trung hoặc người bệnh bị mất trí nhớ, trường hợp nặng hơn người bệnh có thể bị hôn mê, bị lú lẫn. Trường hợp này rất nguy hiểm, chính vì thế người bệnh nên có biện pháp kiểm soát sớm.

3. Đau bụng

Ung thư gan giai đoạn cuối khiến cho những tế bào ung thư xâm lấn gan hoặc có thể di căn sang những tế bào khác trong cơ thể, tình trạng viêm nặng xảy ra ở gan cũng như việc hình thành tình trạng phù, trướng bụng, dịch trong ổ bụng gia tăng gây ra cảm giác đau đớn khó chịu ở bệnh nhân ung thư gan.



Giai đoạn cuối của bệnh ung thư gan thì hầu như các tế bào ung thư gan đã di căn sang những bộ phận khác của cơ thể, chính vì thế nó làm ảnh hưởng đến quá trình kiểm soát căn bệnh này, việc cùng một lúc người bệnh phải áp dụng các biện pháp chữa bệnh khác nhau như hóa trị, xạ trị, dùng thuốc uống có thể kiểm soát được tế bào ung thư gan nhưng lại khiến sức khỏe của người bệnh suy giảm, người bệnh bị mệt mỏi, suy nhược… chính vì thế việc chữa bệnh ung thư gan giai đoạn cuối chỉ có thể giúp kéo dài tuổi thọ cho người bệnh chứ không thể chữa khỏi dù đó là phương pháp nào đi chăng nữa.

Chủ Nhật, 13 tháng 1, 2019

Cách phòng chống gan nhiễm mỡ hiệu quả?

tháng 1 13, 2019
Muốn phòng gan nhiễm mỡ, cách đơn giản nhất là xây dựng một lối sống lành mạnh, kết hợp ăn uống, nghỉ ngơi và vận động.

Luôn sống lạc quan

Những người hay căng thẳng, buồn bực, tức giận cũng là một trong những đối tượng dễ bị gan nhiễm mỡ. Do vậy, hãy luôn giữ tâm trạng vui vẻ, lạc quan, kết hợp giữa làm việc và nghỉ ngơi một cách hợp lý.



Hạn chế uống bia rượu, nước có chứa cồn

Có tới 60% những người nghiện rượu hoặc uống rượu thường xuyên mắc gan nhiễm mỡ. Vì vậy, những người nghiện rượu hoặc uống nhiều rượu nên cai rượu. Với những người bình thường nên tránh uống nhiều rượu.



Ăn uống đều độ, đủ chất dinh dưỡng

Ăn uống không lành mạnh là một trong những nguyên nhân gây ra gan nhiễm mỡ. Người ăn nhiều đồ tanh hay người kém dinh dưỡng đều có nguy cơ cao mắc gan nhiễm mỡ. Do vậy, xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh là một biện pháp hiệu quả ngừa gan nhiễm mỡ.

Vận động nhiều để giảm béo

Lười vận động không chỉ dẫn tới béo phì mà còn làm cho lượng chất béo không chuyển hóa được tích lại quá nhiều, hình thành gan nhiễm mỡ. Thống  kê cho thấy, 75% người béo phì có gan nhiễm mỡ.

Vì vậy, những người ít vận động như dân công sở nên thường xuyên lựa chọn các hình thức vận động phù hợp để giảm cân, từ đó tránh nguy cơ gan nhiễm mỡ.



Lưu ý khi dùng thuốc

Bất kỳ một loại thuốc nào khi vào cơ thể đều phải qua giải độc ở gan vì thế khi lựa chọn thuốc để dùng cần phải cẩn thận, đề phòng tác dụng phụ độc hại của thuốc.

Đặc biệt những thuốc gây tổn thương cho gan tuyệt đối không được dùng để tránh làm cho gan bị tổn thương nặng hơn.

About Us

Recent

Random