Trật khớp háng như thế nào?
Hương Trịnh
tháng 1 29, 2019
Trật khớp háng là tình trạng chỏm xương đùi của một hoặc cả hai bên khớp háng bị trật ra khỏi vị trí bình thường của khớp háng. Thông thường nhất, hông trái sẽ bị ảnh hưởng. Khớp háng là dạng khớp chỏm cầu, có kích thước lớn nhất, lại được các cột xương chậu chống đỡ và nằm sâu trong cơ thể nên rất bền vững. Do đó, bạn phải chịu một lực tác động cực mạnh gây chấn thương nặng mớí dẫn đến trật khớp háng.
Phân loại trật khớp háng
Có 5 loại trật khớp háng, gồm:
- Trật khớp háng kiểu chậu: trật lên trên, ra sau (chiếm khoảng 85%)
- Trật khớp háng kiểu mu: trật lên trên, ra trước
- Trật khớp háng kiểu ngồi: trật xuống dưới, ra sau
- Trật khớp háng kiểu bịt: trật xuống dưới, ra trước
Về cấp độ, có 4 cấp độ trật khớp háng:
- Cấp 1: trật khớp vững (sau khi nắn không còn trật lại)
- Cấp 2: trật khớp kèm vỡ một phần chỏm hoặc một phần ổ cối, nhưng sau khi nắn: khớp vững
- Cấp 3: chấn thương như độ 2 nhưng khớp không vững, bị trật lại
- Cấp 4: trật khớp kèm gãy cổ xương đùi
Đối với trật cấp độ 3 và 4, bạn bắt buộc phải được điều trị phẫu thuât.
Những dấu hiệu và triệu chứng trật khớp háng là gì?
Những dấu hiệu và triệu chứng trật khớp háng bao gồm:
- Đi lại khó khăn;
- Đi khập khiễng;
- Đau đầu gối;
- Đau hông, hông trở nên cứng, khó di chuyển;
- Bên chân bị đau có thể bị xoay ra ngoài và nhìn ngắn hơn chân còn lại;
- Cơn đau có thể xảy ra ở hông nhưng đôi khi cũng có thể thấy đau ở háng, đùi hoặc đầu gối. Cơn đau sẽ tệ hơn nếu chạy, nhảy hoặc vặn mình;
- Nếu trật khớp háng xảy ra sau khi ngã hoặc bị thương thì sẽ bị đau đột ngột và dữ dội, tương tự như khi bị gãy chân.
|
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Nếu bạn có các dấu hiệu và triệu chứng được đề cập ở trên hay có bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn.